Shophouse, có nên đầu tư ?

Chuyên mục: Tuyển dụng Ngày đăng:27/05/2021

Shophouse, có nên đầu tư ?

Shophouse là gì? Có nên đầu tư trong thời gian này không?

Với lợi thế về hạ tầng hiện đại được kết hợp với nhiều tiện ích, cư dân sở hữu shophouse vừa có thể để ở vừa có thể kinh doanh sinh lời cao nên đây là lý do khiến mô hình shophouse đang dần trở thành xu hướng đầu tư mới của những nhà đầu tư bất động sản thông minh. Vậy có nên đầu tư shophouse ở thời điểm này hay không thì mời các anh chị tham khảo một số thông tin dưới đây.

Shophouse là gì?

Trong những năm trở lại đây thì mô hình shophouse bắt đầu xuất hiện và thu hút sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà đầu tư. Hiện nay shophouse là điểm sáng trên thị trường bất động sản và đang được nhiều các nhà đầu tư săn đón.

Shophouse được định nghĩa là mô hình nhà ở kiểu mới – nhà ở kết hợp với kinh doanh thương mại. Đây là hình thức kinh doanh không mới trên thị trường bất động sản thế giới nhưng mới xuất hiện tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây thì Shophouse đã tạo nên cơn sốt đầu tư mạnh mẽ do nó có thiết kế đa năng, thông minh vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh hoặc có thể cho thuê để sinh lời. Quý khách có thể tìm hiểu chi tiết hơn tại Wikipedia: nhà phố thương mại

Hiện nay do xu hướng phát triển mạnh mẽ của các khu đô thị khép kín nên mô hình shophouse đang dần trở thành lựa chọn thay thế nhà phố truyền thống. Các căn shophouse thường đặt ở những khu đô thị cao cấp được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, tiện ích đầy đủ khép kín với mật độ dân cư lớn.

Shophouse tại các khu đô thị này sẽ là nơi cung cấp dịch vụ mua sắm, giải trí cho cư dân trong dự án cũng như cư dân khu vực lân cận và shophouse lại chiếm một tỷ trọng nhỏ trong quy hoạch dẫn đến tính khan hiếm, chính vì vậy việc sở hữu căn hộ shophouse thì nhà đầu tư vừa có thể ở vừa có thể kinh doanh sinh lời. Đây chính là ưu thế vượt trội giúp các nhà đầu tư luôn săn đón và mong muốn sở hữu sản phẩm này.

Tại sao nên đầu tư shophouse?

Trong quan niệm kinh doanh truyền thống thì các cửa hàng thường tập trung ở mặt tiền của các con phố lớn, sầm uất thu hút nhiều sự chú ý của khách hàng. Tuy nhiên để sở hữu một cửa hàng ở các khu vực dân cư sầm uất hay các thành phố lớn thì các anh chị sẽ phải bỏ ra chi phí rất lớn nhưng đôi khi vẫn luôn bị thụ động( chủ nhà đòi cửa hàng bất cứ khi nào, tăng giá thuê cao,…)

Bên cạnh đó cửa hàng kinh doanh truyền thống còn có một số nhược điểm như: hạ tầng không đồng bộ, lạc hậu nên khó thay đổi thiết kế hoặc nếu cải tạo thì chi phí rất lớn, chỗ để xe cũng chật hẹp làm khách hàng cảm thấy ngại khi dừng lại mua hàng, sử dụng dịch vụ..Với những tồn tại trên khiến các cửa hàng kinh doanh truyền thống không còn là sự lựa chọn hàng đầu dành cho các khách hàng có nhu cầu đầu tư kinh doanh.

Đặc điểm cơ bản của shophouse

Trên thế giới shophouse đã xuất hiện từ thế kỷ 19 ở một số nước khu vực Đông Nam Á trong thời kỳ thuộc địa cũng như một số nước ở khu vực châu Mỹ Latinh. Shophouse có các đặc điểm thuần túy đặc thù về cấu trúc như về chiều cao, chiều dài mặt tiền, vị trí, hình thức kinh doanh…Trải qua thời gian thì nay shophouse vẫn giữ một số đặc điểm cơ bản kết hợp với đó là một chút thay đổi về thiết kế, cấu trúc xây dựng và mục đích kinh doanh cũng đa dạng hơn. Một số đặc điểm nổi bật của shophouse như sau:

Về vị trí

Shophouse thường được đầu tư xây dựng và thiết kế nằm ngay sát mặt đường chính, có một hoặc hai mặt tiền ở các trục đường chính hoặc lộ lớn của các khu đông dân cư, trung tâm thành phố nên đặc biệt thuận lợi cho việc kinh doanh.

Ngoài ra theo xu thế phát triển của các khu đô thị khép kín thì shophouse xuất hiện nhiều hơn trong các dự án, các khu đô thị có quy hoạch hoàn chỉnh và thường nằm trong các trục đường chính của khu đô thị để phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của một lượng cư dân lớn trong khu đô thị đó.

Về thiết kế

Với đặc thù là loại hình bất động sản vừa phục vụ cho hoạt động kinh doanh và cả nhu cầu sinh hoạt nên shophouse luôn có kiến trúc mang những nét nổi bật riêng thu hút khách hàng nhưng đồng thời thì thiết kế vẫn đảm bảo được sự tiện dụng tuyệt đối trong quá trình kinh doanh như:

+ Đa phần các căn hộ đều được thiết kế thông tầng và có cầu thang được thiết kế thẩm mỹ bên trong căn hộ.
+ Mọi hoạt động kinh doanh như: dịch vụ cửa hàng, cafe, mỹ phẩm, thời trang,.. đều được bố trí ở tầng 1, còn các tầng trên thì phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, nghỉ ngơi.. của cả gia đình.
+ Shophouse được thiết kế đặc biệt và được sâu chuỗi thành dãy nhà phố hay một khu trung tâm thương mại với tổ hợp hiện đại, đầy đủ các tiện ích, không gian thoáng mát, dịch vụ vui chơi giải trí đi kèm.
+ Trong các khu đô thị hay các dự án lớn thì mọi kiến trúc xây dựng, thiết kế của shophouse được quy hoạch theo một khung hệ thống, đồng bộ trong dự án và không thể điều chỉnh cũng như không thay đổi kiến trúc.

Ưu điểm của mô hình kinh doanh shophouse

Không đơn giản mô hình shophouse lại thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trên thế giới và cả Việt Nam như vậy. Bởi đây là loại sản phẩm bất động sản mang rất nhiều ưu điểm đắt giá như:

Vị trí cực kỳ tiềm năng của shophouse

Hầu như shophouse hiện nay thường nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn, mặt đường chính của các khu dân cư, trung tâm thành phố hay các trục đường chính của khu đô thị nơi có đông người lưu thông và rất thuận tiện cho việc di chuyển nên đây chính là yếu tố đắt giá đảm bảo cho việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse với giá trị sinh lời cao.

Thiết kế thông minh

Shophouse hiện nay thường được xây dựng từ 3 – 4 tầng tách biệt nên có thể sử dụng với nhiều chức năng khác nhau. Các anh chị có thể thoải mái lựa chọn sản phẩm để kinh doanh hoặc có thể cho thuê làm trụ sở văn phòng.

Đối với việc kinh doanh: với lợi thế về vị trí cũng như thiết kế thông minh, shophouse rất phù hợp cho việc mở cửa hàng kinh doanh với đa dạng các lĩnh vực như: mở quán cà phê, nhà hàng ăn uống, đồ tiêu dùng, trường mầm non, khu vui chơi trẻ em….hoặc có thể cho thuê lại mặt bằng.

Đối với việc cho thuê làm văn phòng: rất thích hợp bởi shophouse có thiết kế đẹp, có vị trí đẹp tại các mặt đường lớn, trung tâm thành phố nên thuận tiện trong việc di chuyển nên hoàn toàn đáp ứng các tiêu chí làm văn phòng đại diện cho các công ty, tập đoàn.

Số lượng hạn chế nên tính thanh khoản cao

Đối với các dự án và các khu đô thị thì shophouse sẽ phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng, giải trí của chính cư dân trong dự án và cư dân khu vực lân cận. Tuy nhiên số lượng shophouse thường hạn chế hơn so với các loại hình chung cư, biệt thự nên các anh chị hoàn toàn có thể yên tâm về tính thanh khoản do có thể dễ dàng mua bán, cho thuê căn hộ của mình.

Cơ hội đầu tư tiềm năng

Do chiếm ưu thế về việc đa dạng ngành nghề kinh doanh và có lợi thế cực tốt về mặt bằng nên việc sở hữu shophouse đồng nghĩa là sở hữu một tài sản rất có giá trị. Đối với các dự án lớn của các chủ đầu tư lớn và có uy tín hiện nay thì shophouse còn quy tụ rất nhiều yếu tố như vị trí tốt, quy hoạch bài bản, thương hiệu hàng đầu,…do đó giá trị tài sản của bạn lại tăng lên nhanh chóng.

Quy định pháp lý về mô hình kinh doanh shophouse

Chính vì đặc thù sinh lời rất tốt, loại hình bất động sản shophouse có vị trí đẹp nằm trong quần thể tiện ích đồng bộ, đầy đủ sẽ luôn là kênh đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên song song với đó thì cũng vẫn còn khá nhiều băn khoăn, lo lắng về pháp lý của loại hình này.

Pháp lý về shophouse hiện nay

Trong các quy định về pháp luật liên quan đến xây dựng, nhà ở, đầu tư kinh doanh bất động sản,… thì đều chưa có một quy định cụ thể về mô hình shophouse. Do đó đối với shophouse vẫn áp dụng quy định tương tự như đối với các loại hình bất động sản khác, có sự điều chỉnh nhất định của luật dân sự.

Hiện nay shophouse được chia ra làm 2 loại như sau:

+ Shophouse khối đế: sở hữu 50 năm

+ Shophouse thấp tầng: sở hữu lâu dài

Quy định về sử dụng shophouse

Shophouse khối đế của các tòa chung cư

Là phần tầng dịch vụ của tòa chung cư, thường là ở tầng trệt của tòa chung cư đó. Thời hạn sở hữu 50. Nếu hết thời hạn trên thì nhà nước sẽ gia hạn quyền sử dụng nếu khách hàng vẫn có nhu cầu sử dụng căn hộ.

Những căn shophouse vừa để kinh doanh vừa để ở thì thường được xây dựng trong các dự án đã được cấp phép sử dụng vào mục đích kinh doanh kết hợp với ở.

Đây không phải loại hình nhà để ở nên chủ sở hữu không được phép đăng ký tạm trú, tạm vắng tại địa chỉ này.

Shophouse thấp tầng khu biệt thự  liền kề

Shophouse thấp tầng thường được xây dựng sát nhau thành từng dãy trong một lô đất nằm liền nhau. Shophouse thấp tầng được xây dựng trong khu đô thị có nhiều không gian, nhiều tiện ích đẳng cấp và hệ thống sân vườn cây xanh cũng được chú trọng và đầu tư.
Được cấp sổ đỏ lâu dài theo Điều 125 Luật đất đai 2013 và được áp dụng các quy định pháp luật như với biệt thự và nhà liền kề. Tuy nhiên khu vực để ở và khu vực kinh doanh phải được tách biệt với nhau.

Do shophouse chưa có khung pháp lý cụ thể vì vậy các nhà đầu tư nên tìm hiểu rõ pháp lý của một dự án và cân nhắc trước khi mua bán. Việc hiểu rõ về những quy định pháp lý của Shophouse là điều hết sức cần thiết. Những vấn đề pháp lý của shophouse nhà đầu tư cần nắm được trước khi quyết định ký hợp đồng sở hữu là:

+ Chủ đầu tư thực hiện dự án (về độ uy tín, kinh nghiệm triển khai của chủ đầu tư)
+ Giấy phép xây dựng của dự án
+ Hợp đồng mua bán cụ thể
+ Thời gian sẽ bàn giao căn Shophouse
+ Chi phí mức quản lý vận hàng sau khi đưa vào kinh doanh
+ Những quy định và điều khoản những ngành hàng và những hạn chế kinh doanh tại Shophouse đó…

Kinh nghiệm đầu tư shophouse hiệu quả

Trong điều kiện xã hội ngày càng phát triển, dân số tăng cao nên khiến quỹ đất trong nội đô ngày càng thu hẹp. Cũng giống như các loại hình bất động sản có gắn liền với đất thì shophouse là sản phẩm rất có tiềm năng tăng giá tốt trong tương lai.
Theo các báo cáo của Savills, CBRE hay JL thì shophouse luôn nằm trong Top đầu phân khúc có thanh khoản tốt nhất, ngay cả khi thị trường bất động sản có dấu hiệu chững lại.

Do việc đầu tư shophouse đem lại giá trị sinh lời cao nên ngày càng thu hút rất nhiều khách hàng và các nhà đầu tư quan tâm tuy nhiên nó cũng có những rủi ro đi kèm. Chính vì vậy để có thể mua được sản phẩm shophouse có hiệu quả lại là việc không hề đơn giản. Do đó, trước khi quyết định đầu tư sản phẩm shophouse nào đó các anh chị cần cân nhắc một số yếu tố sau đây:

Vị trí là yếu tố quyết định

Đối với bất kỳ loại bất động sản nào thì vị trí luôn là thước đo giá trị của bất động sản ấy. Vị trí là yếu tố tiên quyết, hấp dẫn người mua nhà. Riêng đối với loại hình sản phẩm shophouse thì vị trí quyết định đến khả năng cho thuê để kinh doanh đi kèm với yếu tố sinh lời nên vị trí lại càng đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư.

Những shophouse nằm tại các vị trí đẹp như mặt đường chính, khu đông dân cư, các trục đường chính trong khu đô thị sẽ thuận tiện đi lại hoặc nằm trong quần thể có nhiều cư dân, nhiều tòa chung cư sẽ đảm bảo hiệu quả, cả việc tự kinh doanh hoặc cho thuê sinh lời. Do vậy, vị trí là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Lựa chọn dự án của nhà đầu tư uy tín, có kinh nghiệm

Để đảm bảo tốt nhất là bạn nên tìm hiểu kỹ chủ đầu tư thực của dự án để trực tiếp làm việc. Các giấy tờ đi kèm cũng cần có: Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Phê duyệt thiết kế cơ sở, quy hoạch tổng mặt bằng, đi kèm đơn giá đất, hóa đơn nộp tiền sử dụng đất; Chứng nhận đăng ký hợp đồng mẫu đối với dự án chung cư; Nếu thông qua sàn, phải có hợp đồng của chủ đầu tư với sàn giao dịch. …để đảm bảo tính pháp lý của dự án.

Đồng thời chủ đầu tư phải có tên tuổi, uy tín, năng lực và kinh nghiệm trên thị trường bất động sản bởi hiện nay có nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm và thiếu năng lực “vẽ” ra với những ưu điểm và tiện ích vượt trội của dự án nhưng sau đó không thực hiện được khiến cho khách hàng và các nhà đầu tư gặp rủi ro.

Xác định rõ mục đích mua shophouse

Mua Shophouse để làm gì là điều cần quan tâm hàng đầu khi chọn mua loại hình này. Có thể mua với mục đích đầu tư và chuyển nhượng, để ở hoặc cho thuê lại hoặc có thể ở và trực tiếp kinh doanh.

Do shophouse là loại hình nhà ở đặc thù có giá bán cao hơn các sản phẩm khác nên đòi hỏi nhà đầu tư phải chi ra số tiền lớn để mua vì vậy trước khi quyết định shophouse bạn cần nắm rõ mục đích cần mua là gì chứ không nghe theo lời quảng cáo quá hoàn hảo.

Nếu xác định rõ mục đích sẽ giúp các anh chị định hình rõ hơn việc đầu tư và đây cũng chính là kinh nghiệm mà các nhà đầu tư shophouse có chia sẻ.

Cân đối nguồn tài chính của mình

Việc cân đối nguồn tài chính không chỉ từ vấn đề đi vay ngân hàng mà còn là phần dự tính thu nhập hàng tháng. Nắm được kế hoạch tài chính sẽ giúp bạn đánh giá khả năng kinh doanh cũng như khả năng thanh toán giá trị căn hộ một cách đơn giản hơn.

Nếu các anh chị có dự định vay ngân hàng thì hãy chắc rằng khoản tiền sẵn có mình cũng phải đủ 30% giá trị căn shophouse mình định mua và lý tưởng nhất là đảm bảo được 50% giá trị căn hộ. Bởi nếu vay lớn hơn 50% thì các anh chị sẽ đối mặt với nhiều nguy cơ không đảm bảo được về việc trả gốc và lãi suất hàng hàng.


.
.
.
.